• TRANG CHỦ
  • LUẬT SƯ
    • Nhà – Đất – Sổ đỏ
    • Hôn nhân – Gia đình – Tài sản
    • Lao động
  • ÁN LỆ
    • Án lệ Việt Nam
    • Nghiên cứu Án lệ
    • Danh mục Án lệ Việt Nam
  • QUẢN LÝ RỦI RO
  • SỔ TAY
    • Bình luận sách hay
  • DỊCH VỤ
    • Về chúng tôi
    • Dịch vụ pháp lý
    • Thủ tục nhà đất sổ đỏ Hà Nội
    • Thủ tục ly hôn
    • Tư vấn pháp luật miễn phí
    • Tư vấn pháp luật trực tuyến (online)
    • Soạn Đơn, Hợp đồng và Văn bản pháp lý

Luật NB

Tư vấn luật, Thủ tục mua bán nhà đất & Sang tên sổ đỏ Hà Nội

thu tuc mua ban nha dat sang ten so do Ha Noi
  • THỦ TỤC NHÀ ĐẤT
    • Sang tên sổ đỏ
  • SOẠN VĂN BẢN
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Tư vấn pháp luật miễn phí
    • Tư vấn pháp luật trực tuyến (online)
  • E-BOOKs
  • SÁCH HAY
  • LIÊN HỆ
Trang chủ » Cách xin nghỉ việc đúng quy định pháp luật (mới 2021)

Cách xin nghỉ việc đúng quy định pháp luật (mới 2021)

Ngoc Blue 17/02/2021 Lao động 4 Bình luận

Bạn là người lao động đang muốn tìm cách xin nghỉ việc đúng quy định, hạn chế tối đa tranh chấp và không phải bồi thường – vậy thì bài viết này là dành cho bạn.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Bước 1: Xác định thời hạn báo trước
  • Thời hạn báo trước theo loại Hợp đồng lao động
  • Thời hạn báo trước theo ngành, nghề, công việc đặc thù
  • Thời hạn báo trước đối với trường hợp đặc biệt
  • Bước 2: Soạn đơn xin nghỉ việc
  • Bước 3: Nộp đơn xin nghỉ việc
  • Nộp đơn xin nghỉ việc cho ai?
  • Cách nộp đơn xin nghỉ việc như thế nào?

Cach xin nghi viec dung

Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) đã giúp cho vấn đề xin nghỉ việc của người lao động trở nên đơn giản và rõ ràng hơn rất nhiều.

Nếu như trước đây, người lao động muốn nghỉ việc thường phải “đau đầu” nghĩ ra lý do để nghỉ việc đúng quy định, thì từ ngày 01/01/2021, người lao động có thể không cần phải có lý do, chỉ cấn đáp ứng thời hạn báo trước theo quy định là có thể nghỉ việc, mà không cần người sử dụng lao động phải đồng ý.

Để làm được điều này, bạn là người lao động cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định thời hạn báo trước

Các yếu tố để xác định thời hạn báo trước bao gồm:

  • Loại Hợp đồng lao động
  • Ngành, nghề, công việc đặc thù
  • Trường hợp đặc biệt
Thời hạn báo trước theo loại Hợp đồng lao động
ÍT NHẤT 45 NGÀY
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

ÍT NHẤT 30 NGÀY
Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
ÍT NHẤT 3 NGÀY
Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng
Thời hạn báo trước theo ngành, nghề, công việc đặc thù

Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm:

  • Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
  • Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; 
  • Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài; 
  • Trường hợp khác do pháp luật quy định.

ÍT NHẤT 120 NGÀY
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên với ngành, nghề, công việc đặc thù nêu trên.

Ít nhất = 1/4 thời hạn của HĐLĐ

Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng với ngành, nghề, công việc đặc thù nêu trên

Thời hạn báo trước đối với trường hợp đặc biệt
KHÔNG CẦN BÁO TRƯỚC

Bạn có thể nghỉ việc mà không cần báo trước trong các trường hợp sau:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật lao động;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Khi nghỉ việc đối với các trường hợp đặc biệt nêu trên, bạn cần có các chứng cứ xác thực.

Bước 2: Soạn đơn xin nghỉ việc

Mặc dù luật không có quy định người lao động phải thông báo nghỉ việc bằng văn bản, nhưng tôi khuyên các bạn nên soạn đơn nghỉ việc bằng văn bản vì 2 lý do cơ bản sau:

  • Có chứng cứ bằng văn bản để xác định thời hạn báo trước: Nếu bạn chỉ thông báo bằng lời nói với người sử dụng lao động thì khi có tranh chấp bạn rất khó chứng minh thời điểm bạn thông báo nghỉ việc.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm: Dù bạn nghỉ việc vì bất cứ lý do gì, có thể bạn không hài lòng với cách đối xử của công ty, doanh nghiệp, nhưng theo tôi bạn không nên vì bức xúc mà chỉ thông báo 1 câu rồi đến hạn thì nghỉ luôn. Việc soạn đơn nghỉ việc bằng văn bản thể hiện cho công ty thấy thái độ chuyên nghiệp và trách nhiệm của bạn. Điều này một phần khiến cho người sử dụng lao động không thể gây khó dễ hay “nói xấu” bạn với các công ty khác, và sẽ tốt cho công việc mới của bạn

Đơn xin nghỉ việc bạn có thể viết tay hoặc đánh máy, dù soạn theo cách nào thì bạn cũng nên cố gắng soạn nội dung một cách ngắn gọn, rõ ràng và nếu có căn cứ quy định thì càng tốt.

Và mặc dù quy định mới thì có khi bạn không cần lý do nghỉ việc mà chỉ cần thông báo, nhưng theo tôi bạn vẫn nên đưa ra 1 lý do nào đó trong đơn nghỉ việc.

Bước 3: Nộp đơn xin nghỉ việc

Đơn xin nghỉ việc không phải bạn nộp cho ai cũng được. Để nộp đơn đúng quy định bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Nộp đơn xin nghỉ việc cho ai?

Về nguyên tắc, bạn cần nộp đơn xin nghỉ việc cho một trong những người sau đây:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ thì bạn mới có thể gặp trực tiếp giám đốc / người đứng đầu để nộp đơn, còn với những công ty quy mô lớn, nhiều lao động, thì thường bạn sẽ nộp thông qua bộ phận khác.

Vậy để xác định được bạn sẽ nộp đơn cho ai thì bạn cần làm các việc sau:

  • Xem lại Hợp đồng lao động xem ai là người đại diện ký Hợp đồng với bạn, chức vụ của họ là gì
  • Xem nội quy, quy định, thỏa ước lao động tập thể của công ty / doanh nghiệp về quy trình nộp đơn nghỉ việc
  • Tham khảo thực tế từ những nhân viên, người lao động khác trong công ty / doanh nghiệp

Sau khi có được các thông tin trên, bạn có thể xác định mình phải nộp đơn xin nghỉ việc cho ai.

nop don nghi viec cho aiBạn không nên vội vàng nộp đơn xin nghỉ việc cho người mà bạn “nghĩ là đúng”, hãy xác định có căn cứ quy định rồi nộp sẽ đảm bảo an toàn pháp lý hơn cho bạn.
Cách nộp đơn xin nghỉ việc như thế nào?

Có 2 cách cơ bản để nộp đơn xin nghỉ việc, tùy vào thực tế mà bạn có thể áp dụng:

#1 Nộp đơn xin nghỉ việc trực tiếp, khi:
  • Bạn xác định được đúng người để nộp đơn theo quy định
  • Người nhận đơn của bạn có ký nhận để xác nhận thời gian nhận đơn xin nghỉ việc của bạn
#2 Gửi Đơn xin nghỉ việc qua bưu điện / chuyển phát nhanh, khi:
  • Bạn băn khoăn chưa biết nộp đơn xin nghỉ việc trực tiếp cho ai mới đúng quy định
  • Người nhận đơn không đồng ý ký nhận / xác nhận đã nhận đơn của bạn

Ngoài ra bạn cũng có thể gửi email, tin nhắn hoặc các hình thức khác mà công ty nơi bạn đang làm việc cho phép áp dụng. Dù gửi theo cách nào bạn vẫn cần chứng cứ về thời gian mà công ty đã nhận được đơn xin nghỉ việc của bạn.

Bạn có thể kết hợp đồng thời các cách trên để nộp đơn, có nghĩa là vừa nộp trực tiếp, vừa gửi chuyển phát nhanh cho chắc chắn.

chuyen phat nhanh don nghi viecKhi gửi đơn nghỉ việc bằng chuyển phát nhanh, bạn có thể đề tên người nhận là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bạn lưu ý giữ lại Biên lai chuyển phát nhanh để làm căn cứ xác định thời hạn báo trước

Như vậy, chúng tôi đã tư vấn cho bạn các cách xin nghỉ việc phù hợp với quy định mới nhất của pháp luật lao động Việt Nam. Bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt tùy theo thực tế đối với từng trường hợp cụ thể.

Sau khi đã nộp đơn xin nghỉ việc, nếu như công ty chưa đồng ý hoặc không trả lời, bạn có thể xem hướng dẫn cách giải quyết trong bài viết: Xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp nhận – Bạn nên làm gì?

Quy định pháp luật áp dụng (click để xem)
  • Điều 20, 35 – Bộ luật lao động ngày 20/11/2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021)
  • Điều 7 – Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (có hiệu lực từ 01/02/2021)

Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng để được tư vấn và giải đáp.

Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.

5 / 5 ( 2 bình chọn )
Chia sẻ
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

xin nghi viec chua duoc dong y
Xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp nhận – Bạn nên làm gì?
thu tuc mua chung cu an toan
5 điều cần biết để làm thủ tục mua chung cư an toàn
huong dan thu tuc sang ten so do
Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục sang tên sổ đỏ

Thẻ: cách xin nghỉ việc/ đơn phương nghỉ việc/ Quản lý rủi ro

Tác giả

Dương Bích Ngọc (Ngoc Blue) - Luật sư Sáng lập và Quản trị Luật NB.
Tôi là Luật sư hiện đang làm việc tại Hà Nội và là Luật sư thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôi đặc biệt yêu thích Án lệ và mong muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm pháp luật tích lũy được trong quá trình hành nghề.

Bài viết trước « 5 điều cần biết để làm thủ tục mua chung cư an toàn
Bài viết sau Xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp nhận – Bạn nên làm gì? »

Reader Interactions

Lưu ý khi bình luận:
> Hãy cung cấp địa chỉ email chính xác
> Vui lòng bình luận / đặt câu hỏi bằng tiếng Việt có dấu
> Hãy tìm nội dung bạn cần trên Luật NB trước khi đặt câu hỏi
* Mọi bình luận bằng tiếng Việt không dấu chúng tôi sẽ không phản hồi

    Mời bạn gửi bình luận / câu hỏi Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Lan

    06/02/2021 lúc 18:28

    Dear Anh/chị
    Trường hợp tổ chức đang bị thiếu Nhân sự .Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc nhưng người sử dụng lao động cố tình gây khó dễ, không giải quyết đơn và nêu lý do không co Nhân sưj thay thế thì người lao động vẫn nghỉ sau 30 ngày đối với hợp đồng có thời han đúng không ạ? Mong anh/chị giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn

    Trả lời
    • Ngoc Blue

      08/02/2021 lúc 11:22

      Đúng rồi bạn nhé, theo quy định mới thì bạn chỉ cần đáp ứng thời gian báo trước là có thể nghỉ rồi

      Trả lời
      • Lan

        08/02/2021 lúc 20:55

        Dear Anh/chị,
        Hợp đồng của em ký năm 2019, thời hạn đến tháng 05/2021. Nếu gần đến hạn tái ký hợp đồng mà em không thông báo gi với tổ chức thì mặc định la hợp đồng được tái tục đúng không ạ?. Trong hợp đồng quy định nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thi phải đáp ứng 1 trong các lý do thuoc điểm d khoản 1 điều 37.Vậy e nộp đơn xin nghỉ báo trước 30 ngày ma ly do không thuộc quy định trên thì khong được nghỉ đúng không ạ?
        Mong Anh/Chị giải đáp cho em ạ. Em cảm ơn!

      • Ngoc Blue

        17/02/2021 lúc 16:24

        Nếu hết hạn hợp đồng bạn không thông báo, tiếp tục làm việc và công ty cũng không có ý kiến khác thì Hợp đồng lao động vẫn tiếp tục được thực hiện như cũ, còn về thời hạn sẽ tùy vào loại HĐ và số lần gia hạn HĐ của bạn.
        Từ ngày 01/01/2021, quy định đã thay đổi, bạn có thể đơn phương chấm dứt HĐ mà không cần lý do, cụ thể tôi đã nêu trong bài viết. Vì vậy bạn nên đề nghị công ty sửa đổi nội dung và thực hiện đúng theo quy định mới

Sidebar chính

Soạn văn bản pháp lý

Bài viết mới

  • Xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp nhận – Bạn nên làm gì?
  • Cách xin nghỉ việc đúng quy định pháp luật (mới 2021)
  • 5 điều cần biết để làm thủ tục mua chung cư an toàn
  • Án lệ số 39/2020/AL – Về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra (hóa giá nhà)
  • Án lệ số 38/2020/AL – Về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về bài viết mới qua email.

ÁN LỆ VIỆT NAM

Giới thiệu sách hay

Giai ma me cung review

[Review] Series Giải mã mê cung – James Dashner

ring vong tron ac nghiet suzuki koji

[Review] Ring – Vòng tròn ác nghiệt (Suzuki Koji)

quoc gia khoi nghiep review

[Review] Quốc gia khởi nghiệp – Sự thần kỳ của Israel

Xem thêm sách hay

Ebooks của Luật NB

[Ebook miễn phí] Hộ khẩu – Cư trú và tất cả những quy định cần biết

[eBook] Ai cũng được có con – vấn đề pháp lý và thủ tục Mang thai hộ

Muc luc tap chi luat hoc

[Ebook miễn phí] Án lệ Việt Nam

Xem tất cả Ebooks

Bạn cần tìm gì?

Footer

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về bài viết mới qua email.

Phản hồi gần đây

  • Điệp trong 6 bước làm thủ tục mua bán nhà đất và sang tên sổ đỏ an toàn
  • Nguyễn thùy dung trong Xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp nhận – Bạn nên làm gì?
  • Thiện trong Có nên mua bán nhà đất theo giấy viết tay và hợp đồng ủy quyền?
  • Ngoc Blue trong Xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp nhận – Bạn nên làm gì?
  • Linh trong Xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp nhận – Bạn nên làm gì?

Tìm kiếm

Lưu trữ

© Bản quyền 2016-2020 · Luật NB · Dịch vụ pháp lý · Liên hệ