Ngày nay với sự phát triển của mạng viễn thông, việc tra cứu văn bản pháp luật là rất dễ dàng với tất cả mọi người. Tuy nhiên việc tìm, tra cứu bản án của tòa án lại không dễ dàng như vậy. Từ hồi còn là sinh viên, tôi vẫn luôn mong muốn sẽ có một trang web để tra cứu tất cả các bản án một cách có hệ thống và đáng tin cậy.
quan điểm của tôi
5 điều cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản pháp luật
Không phải cứ gặp bất cứ vấn đề nào liên quan đến pháp lý, bạn cũng cần hoặc muốn nhờ đến luật sư và các chuyên gia tư vấn luật. Đôi khi có những vấn đề mà vì một lý do nào đó, bạn muốn tự tìm hiểu và tự giải quyết. Lúc đó phương án đầu tiên mà đa số mọi người sẽ nghĩ đến đó là lên mạng tra cứu. Lần trước tôi đã có bài viết chia sẻ kinh nghiệm tra cứu văn bản pháp luật trên mạng, tuy nhiên sau khi tìm được văn bản rồi, việc đọc hiểu văn bản như thế nào lại là một vấn đề còn quan trọng hơn.
Kinh nghiệm tra cứu văn bản pháp luật
Đối với một người học luật hoặc làm công việc bất kỳ có liên quan đến luật, thì việc tra cứu văn bản nhanh, đầy đủ và chính xác là một yếu tố rất quan trọng trong công việc. Mà không chỉ những người học và làm liên quan đến luật, bất kỳ ai cũng có thể có lúc cần tìm một vài quy định của luật trong văn bản nào đó. Điều đầu tiên ở thời đại công nghệ này, khi muốn tìm kiếm bất kỳ một thứ gì, chúng ta sẽ "lên mạng". Tôi cũng vậy, rất cần có những "chỗ trên mạng" để có thể tra cứu văn bản pháp luật tốt. Vậy nên hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm, đúng hơn là trải nghiệm của tôi qua quá trình tra cứu VBPL trên mạng.
Đấu tranh
Con người ai cũng có những quan điểm riêng, quan điểm đó có thể tương đồng, có thể khác biệt. Và ai cũng sẽ đấu tranh để bảo vệ quan điểm của mình, theo nhiều cách khác nhau. Nhưng thật lạ...
Tôi rất thích Án lệ
Tôi yêu thích và lựa chọn nghề Luật sư từ nhỏ, cũng một phần do ảnh hưởng bởi phim ảnh. May mắn là không biết vì lý do gì mà Mẹ tôi cũng định hướng để tôi theo ngành luật. Giống như bao nhiêu bạn khác, tôi học và thi vào Đại học Luật Hà Nội để thực hiện mơ ước, sau đó học lớp đào tạo Luật sư tại Học viện tư pháp, cuối cùng là qua kỳ thi quốc gia để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư và được cấp thẻ luật sư. Có lẽ đây là quá trình mà tất cả các Luật sư được đào tạo ở Việt Nam đều trải qua, có thể qua thời gian sẽ có những thay đổi, nhưng về cơ bản là như vậy.
Phản hồi gần đây