Ngoài các câu hỏi tư vấn về thủ tục và các nội dung liên quan đến mua bán, chuyển nhượng nhà, đất, căn hộ chung cư thì một vấn đề cũng rất được nhiều người quan tâm và gửi câu hỏi về cho tôi đó là việc thửa đất đó có được tách để mua bán, chuyển nhượng hay không? Như thế nào thì được tách thửa?... Trong đó điều kiện được quan tâm nhiều nhất đó là diện tích đất là bao nhiêu thì được tách thửa. Bài viết hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xác định diện tích đất bạn định mua bán / chuyển nhượng có đủ điều kiện để tách thửa hay không.
Luật sư
Luật ưu tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, bình luận các vấn đề liên quan đến pháp luật bao gồm cả lý luận và thực tiễn.
Vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn.
Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế
Trong số các thủ tục phải công chứng như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, ủy quyền…, có lẽ thủ tục thừa kế bao gồm khai nhận, phân chia di sản thừa kế là phức tạp và nhiêu giấy tờ hơn cả. Tỷ lệ thuận với phức tạp và nhiều giấy tờ là… nhiều câu hỏi và thắc mắc. Bài viết hôm nay tôi sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế và tất nhiên là có câu trả lời tương ứng. (Bài viết căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự 2015, đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2017)
Bạn đã bao giờ nghe về “Giao dịch dân sự với chính mình”?
Đã khá lâu tôi không đăng bài mới (nhưng vẫn trả lời câu hỏi tư vấn thường xuyên tại đây) do đang bận “phiêu lưu” ở lĩnh vực mới là công chứng, công việc của bên công chứng quả là bận rộn hơn bên luật sư, tuy nhiên cũng nhờ chuyến phiêu lưu này mà tôi mới xuất bản được bài viết hôm nay . Bạn là chủ 1 công ty, doanh nghiệp và bạn cũng là chủ một tài sản là nhà đất, bất động sản. Khi doanh nghiệp cần vay vốn để kinh doanh, bạn mang tài sản của mình để thế chấp cho ngân hàng nhưng khi đi công chứng thì lại bị từ chối vì lý do: “giao dịch với chính mình” Bạn đã bao giờ gặp trường hợp như vậy chưa? Bài viết hôm nay tôi sẽ nói về vấn đề này.
Hãy bỏ suy nghĩ xin – cho đi, bạn có quyền yêu cầu và đề nghị!
Ai trong đời rồi cũng sẽ có ít nhất vài lần phải làm các thủ tục hành chính, xin cấp giấy tờ này, xác nhận kia. Bạn có muốn tránh cũng không được. Trong quá trình tư vấn luật, tôi cũng thường xuyên gặp những câu hỏi liên quan đến các giấy tờ và thủ tục hành chính. Và tôi cũng nhận thấy rằng một số lượng không nhỏ mọi người đều rất e ngại và khó chịu, thậm chí chán nản khi phải làm các thủ tục hành chính. Vì vậy, bài viết này tôi muốn dành cho những bạn vẫn còn e ngại và có cảm giác khó chịu khi phải chuẩn bị đi làm các thủ tục hành chính hoặc tiếp xúc với các cơ quan nhà nước.
Uber, Grab và “cuộc chiến” với Taxi truyền thống
UBER ĐÃ NGỪNG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM TỪ THÁNG 4/2018 GRAB VẪN HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG Lần trước tôi đã có bài viết về tính hợp pháp của Uber tại Việt Nam, thực tế cho thấy rằng, Uber và Grab tuy loại hình và cách thức hoạt động khác hoàn toàn taxi truyền thống, bởi vì đó là một hệ thống phần mềm ứng dụng, nhưng rõ rãng sự xuất hiện của phần mềm Uber và Grab ở thị trường Việt Nam đã khiến cho các hãng taxi truyền thống phải “lao đao”. “Cuộc chiến” mà tôi sử dụng ở tiêu đề bài viết này chỉ là một cách giật tít cho thêm phần hấp dẫn thôi, còn bài viết hôm nay tôi sẽ đưa ra một vài so sánh giữa Uber, Grab và taxi truyền thống dưới góc nhìn của một hành khách đi xe và có tìm hiểu về mô hình hoạt động cũng như cơ sở pháp lý của 3 loại hình trên.
Uber có đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam?
UBER ĐÃ NGỪNG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM TỪ THÁNG 4/2018 GRAB VẪN HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG Uber hiện tại chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam, thậm chí có thể coi là rất quen thuộc. Từ khi uber xuất hiện tại Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh và sức ép lớn đối với các hãng taxi truyền thống. Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận, các cuộc họp, hội thảo ở các cấp để bàn về tính pháp lý và hợp pháp của uber tại Việt Nam và hiện tại thì số lượng người dùng và đi uber vẫn tăng lên nhanh chóng. Bạn có thể cũng là một khách hàng đi uber thường xuyên, hàng ngày và có thể bạn cũng nghĩ rằng uber chính là một hãng taxi hoặc một hình thức kinh doanh tương tự với taxi. Nhưng thực ra không phải như vậy. Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn một số quan điểm của tôi về tính pháp lý của Uber tại Việt Nam.
Phản hồi gần đây